Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thiếu hụt vitamin A không chỉ gây khô mắt dẫn tới mù lòa, mà còn làm giảm sự tăng trưởng của trẻ và tăng nguy cơ bệnh tật, tử vong. Cụ thể, vitamin A giúp bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc đường hô hấp, ruột non và các tuyến bài tiết nên giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu chảy, kém hấp thu.
Ngoài việc hỗ trợ cho thị giác thì vitamin A còn giúp trẻ phát triển tốt hơn, tránh tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi. Vitamin A còn giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng nặng như: sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp cấp.
+ Những tác hại khi thiếu Vitamin A là gì?
- Làm trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng.
- Làm giãm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng( nhiễm trùng da, hô hấp, tiêu hóa).
- Khô da, niêm mạc.
- Quáng gà, khô giác mạc, mù lòa.
+ Đối tượng nào dễ thiếu vi chất dinh dưỡng?
- Là trẻ em và nhất là trẻ em dưới 3 tuổi
1. Cách đề phòng thiếu Vitamin A?
- Sử dụng thường xuyên các thực phẩm giàu vitamin A (thịt, cá trứng, sữa, các loại rau có màu xanh đậm : rau muống, rau ngót, rau lang. rau dền….Các loại củ, quả có màu vàng hoặc đỏ đậm: gấc,bí đỏ , cà chua…..).
- Ăn đủ dầu, mỡ trong các bữa ăn để cơ thể hấp thu tốt Vitamin A.
- Cho trẻ bú mẹ sớm và kéo dài đến 24 tháng.
- Cho uống Vitamin A liều cao 1 năm 2 lần tại trạm y tế vào ngày 1 và 2 tháng 06 và ngày 1 – 2 tháng 12 hàng năm.
2. Đối tượng uống Vitamin A :
- Các trẻ từ 06 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn không bú sữa mẹ.